Bài Viết

Mở quán cafe cần làm những gì và nên bắt đầu từ đâu?

Hiện nay, kinh doanh cafe được nhiều người lựa chọn khi muốn khởi nghiệp. Tuy nhiên, đa số mọi người đều băn khoăn không biết cần bao nhiêu vốn để có thể mở được quán cafe và làm thế nào để quản lý, duy trì hoạt động quán, xây dựng thương hiệu quán ngày càng phát triển hơn.

Nhiều người lựa chọn bắt đầu học hỏi từ nhân viên pha chế bằng cách đi làm thuê lấy kinh nghiệm rồi mở quán riêng của mình hoặc xuất phát từ niềm đam mê, yêu thích cafe. Mặc dù vậy, do thiếu kinh nghiệm kinh doanh nên các quán cafe có thể chỉ tồn tại được vài tháng rồi đóng cửa vì vắng khách. Chính vì vậy cần xây dựng được một kế hoạch mở quán cafe chi tiết để hạn chế tối đa rủi ro đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất cho hoạt động kinh doanh sản phẩm đầy cạnh tranh này. Bài viết dưới đây Minh Tiến Coffee sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn đọc liên quan đến mở quán cafe, hãy tham khảo nhé!

Kinh doanh cafe rất tiềm năng nhưng lại có sự cạnh tranh lớn

Trước khi tìm hiểu kế hoạch để mở quán cà phê, bạn cần xác định được rằng đây là ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng nhưng sự cạnh tranh lại vô cùng lớn ở thời điểm hiện tại. Tham gia vào hoạt động kinh doanh cafe không phải là điều khó, nhưng để duy trì và phát triển được thì quả thực là một vấn đề lớn.

Đầu tiên là sức cạnh tranh lớn khiến cho thị trường bị thu hẹp. Ở bất kỳ nơi nào bạn đều có thể gặp vô số quán cafe mọc lên vì vậy, lượng khách hàng thực tế có thể bị giảm đi.

Thứ hai, mở quán cafe cần phải có số vốn lớn đầu tư trang trí cửa hàng, thuê nhân viên và duy trì hoạt động của cửa hàng…

Tuy nhiên, không thể phủ nhận được sự siêu lợi nhuận và ngành này mang lại với số lượng khách hàng tiềm năng đông đảo và nhu cầu ngày càng cao. Quan trọng là các quán cafe cần phải tạo ra được những dấu ấn riêng với khách hàng bên cạnh đó phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh độc đáo, cụ thể.

mo quan cafe

Mở quán cafe là một ngành kinh doanh đầy tiềm năng với nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, tuy nhiên, đi kèm với đó là sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ trên thị trường. Bạn có biết mở quán cafe cần những gì?

Lên ý tưởng và lựa chọn mô hình mở quán cafe

1.  Lên ý tưởng

Lên ý tưởng mở quán cà phê là một việc hết sức quan trọng. Ý tưởng này phải dựa trên đối tượng khách hàng mà quán hướng tới và số vốn đầu tư quán. Lên ý tưởng sẽ giúp chủ quán định hình được quy mô, phong cách thiết kế quán và lên thực đơn cho quán.

  • Phong cách cafe take away: đây là ý tưởng cafe rất nổi tiếng ở các nước phát triển và cũng được ưa chuộng tại Việt Nam. Với mô hình này, đa số các khách hàng mà quán hướng tới là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên, những người mua cafe mang đi chứ không muốn ngồi tại chỗ.
  • Phong cách truyền thống: Các quán cafe truyền thống ở Việt Nam sẽ hướng tới các khách hàng là người đi làm, người trung niên… Những người này có thời gian để thưởng thức những ly cafe, đồ uống tại quán.
  • Kinh doanh quán cafe nhượng quyền: Đây là hình thức không còn mới lạ tại Việt Nam. Trên thực tế, để xây dựng được một thương hiệu cafe cạnh tranh trên thị trường hiện nay không phải điều dễ dàng. Vì vậy, nhiều chủ quán lựa chọn tìm đến những thương hiệu cafe có tiếng để mua thương hiệu nhượng quyền, hưởng những công nghệ pha chế, những kinh nghiệm có sẵn.

mo quan cafe

 Ý tưởng mở quán cà phê phải dựa trên đối tượng khách hàng hướng tới và số vốn đầu tư hiện có

2.  Các mô hình quán cafe

  • Mô hình quán cafe bình dân: Quán cafe bình dân thường có đối tượng khách hàng là những người lao động đại trà. Vì vậy những quán cafe này thường đặt tại vị trí mặt đường có vỉa hè thoáng đãng, đông người qua lại. Mọi người ghé vào những quán cafe bình dân này với mục đích là giải khát nên thường đến và đi rất nhanh.
  • Quán cafe ăn sáng: Mô hình quán cafe này hướng tới các đối tượng như học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng… trong đó đối tượng tiềm năng nhất là nhân viên văn phòng bởi họ có khả năng chi trả cao hơn và lui tới thường xuyên. Quán cafe kết hợp ăn sáng nay đem lại nhiều tiện ích, đặc biệt đối với những người không kịp ăn sáng tại nhà trước khi đi làm.
  • Mô hình quán cafe cóc: Theo kinh nghiệm mở quán cafe của nhiều người thì cafe cóc là loại hình kinh doanh khá đơn giản và dễ đầu tư. Tại các thành phố lớn, đặc biệt là tại Sài Gòn hẳn không còn xa lạ với hình ảnh các quán cafe vỉa hè, đơn sơ, mộc mạc với mặt bằng nhỏ. Khách hàng của cafe cóc hướng đến mọi đối tượng, không phân biệt tầng lớp. Cafe cóc không sang trọng nhưng lại mang đậm dấu ấn riêng của người Sài Gòn.
  • Mô hình quán cafe sân vườn: Đặc điểm khác biệt của mô hình này là không gian xanh, thoáng mát, trong lành. vì vậy mà mặt bằng của một quán cafe sân vườn cần rộng rãi và thoáng khí. Việc xây dựng một quán cafe sân vườn không hề đơn giản và đòi hỏi một số vốn đầu tư lớn với nhiều công đoạn khác nhau. Đối tượng khách hàng của cafe sân vườn tập trung vào những khách hàng có thu nhập cao.
  • Mô hình cafe bóng đá: ngày nay diễn ra quanh năm các giải bóng đá vì vậy kinh doanh quán cafe bóng đá cũng là ý tưởng thông minh. Tệp khách hàng hướng đến rất dễ xác định, thường là nam giới và yêu thích bóng đá.
  • Mô hình quán cafe sinh viên: Sinh viên là đối tượng không phải có thu nhập cao nhưng tần suất tụ tập, gặp mặt lại thường xuyên. Vì vậy khi mở quán cà phê sinh viên cần quan tâm đến thiết kế trẻ trung, mới lạ và xây dựng thực đơn phù hợp với khẩu vị của giới trẻ.
  • Mô hình cafe take away: Mô hình này hướng tới đối tượng khách hàng là sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng… vì vậy nên chọn địa điểm quán gần trường học, công sở sẽ thuận lợi kinh doanh hơn. Sở dĩ mô hình kinh doanh này được ưa chuộng vì vốn đầu tư không quá cao, có tệp khách hàng lớn và doanh thu cũng hiệu quả.

mo quan cafe

Hình ảnh mô hình quán cafe bóng đá

Những khoản chi phí cần để mở quán cafe

1.  Chi phí mặt bằng

Với các khoản chi phí thuê mặt bằng, chủ cửa hàng cần liên hệ với chủ nhà để thỏa thuận được mức giá hợp lý nhất. Thông thường các hợp đồng thuê mặt bằng sẽ kéo dài 1 năm. Bên cạnh đó là các chi phí lắp đặt hệ thống điện nước, quầy pha chế, quầy thu ngân… Để thu hút khách hàng, chủ quán còn phải sơn sửa, thiết kế cửa hàng theo phong cách phù hợp, bên cạnh đó là hệ thống biển hiệu cũng là yếu tố cần nhắc tới trong chi phí mở quán cafe.

mo quan cafe

Mặt bằng là một khoản chi phí không nhỏ trong đầu tư quán cafe

2.  Chi phí đăng ký kinh doanh

Chủ quán cần lưu ý phải xin được giấy đăng ký kinh doanh trước khi mở quán cafe. Chỉ khi có được giấy phép này quán mới được phép hoạt động.

Thường thì mức chi phí đăng ký kinh doanh và đóng thuế hàng tháng sẽ phụ thuộc vào quy mô quán cafe của bạn. Hơn nữa mức thuế phí cũng phụ thuộc vào địa điểm mà quán hoạt động. Vì vậy, cần tìm hiểu cụ thể để nắm được mức thuế phí tại từng địa điểm làm bao nhiêu nhé!

mo quan cafe

Chủ quán cần lưu tâm đóng thuế mặt bằng và chi phí đăng ký kinh doanh

3.  Đầu tư cho thiết kế và trang trí nội thất

Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh quán cafe mà chủ quán định mức vốn đầu tư cho thiết kế và trang trí nội thất quán sẽ khác nhau. Với những quán cafe thiết kế bình dần thì chỉ cần lên bản thiết kế đơn giản với không gian phù hợp để tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến thưởng thức cafe là được.

Đối với những quán sang trong thì mức giá cho việc thiết kế và mua sắm nội thất sẽ cao hơn. Chủ quán cần nghiên cứu kỹ mô hình quán cafe và phong cách trang trí để lựa chọn nội thất sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, hãy khảo sát thị trường và liệt kê sơ bộ mức chi phí cần chi cho những hạng mục này.

mo quan cafe

Chi phí mua sắm nội thất cho quán cafe chiếm phần khá lớn khi mở quán cafe

4.  Chi phí mua sắm thiết bị và dụng cụ pha chế

Các trang thiết bị và dụng cụ pha chế cafe là yếu tố quan trọng trong cách mở quán cafe. Chủ quán cần phải bỏ ra một số tiền cần thiết để chi mua sắm các trang thiết bị như quạt thông gió, quầy pha chế, bộ cốc chén, hệ thống điện nước… Bên cạnh đó, cũng không được quên mua các dụng cụ pha chế như phin pha cafe, máy xay cafe, bình nước….

Để duy trì việc sử dụng được lâu dài thì chủ quán nên dành ra một khoản chi phí phù hợp để mua sắm các dụng cụ, thiết bị chất lượng. Khi đó, chất lượng đồ uống của quán cũng được đảm bảo và sẽ không mất thời gian cũng như chi phí để sửa chữa nếu máy móc hỏng thường xuyên.

mo quan cafe

Chủ quán cần mua đầy đủ các dụng cụ pha chế cho quán cafe

5.  Chi phí mua nguyên vật liệu

Khi quán cafe đi vào hoạt động thì chi phí lớn nhất là mua các nguyên liệu pha cafe. Chủ quán sẽ phải chuẩn bị các loại cafe rang xay, nước ngọt, sữa tươi, các loại hoa quả tươi… Khoản tiền này dự tính cũng chiếm phần lớn trong chi phí mở quán cà phê.

Nguyên liệu tốt sẽ cho ra đời những sản phẩm chất lượng, như vậy mới giữ chân được khách hàng. Chủ quán cafe nên quan tâm đầu tư vào chất lượng của đồ uống, đây sẽ là yếu tố quyết định sự thành công và phát triển bền vững của quán. Nếu quán có đồ uống ngon, không gian thoải mái và thái độ phục vụ nhiệt tình thì chắc chắn sẽ thu hút rất đông khách. Cần lấy chất lượng để tạo niềm tin với khách hàng. Đừng ngại chi một khoản tiền lớn hơn một chút so với các nguyên liệu giá rẻ hơn mà không rõ nguồn gốc. Nếu muốn phát triển bền vững thì chất lượng đồ uống sẽ là thước đo tạo nên thương hiệu của quán bạn.

mo quan cafe

Cần dự trù khoản vốn hợp lý để mua nguyên liệu pha chế

6.  Chi phí khai trương quán

Chi phí khai trương quán cafe cũng là một yếu tố mà người chủ quán cần lưu ý. Nếu bạn mở quán cafe nhỏ, bình dân thì quy mô khai trương cũng nên gói gọn trong khuôn khổ bạn bè, người thân, những người có khả năng sẽ là khách hàng thân thuộc. Lúc này, chi phí khai trương sẽ không quá lớn.

Nếu quy mô quán lớn, muốn tạo được dấu ấn cho khách hàng, bạn cần tổ chức khai trương lớn hơn. Khi đó, sẽ phải chuẩn bị sân khấu, trang trí và các hoạt động văn nghệ trong lễ khai trương. Như vầy, chi phí khai trương sẽ cao hơn.

mo quan cafe

Chủ quán cần cân nhắc chi phí khai trương quán cafe sao cho phù hợp với quy mô quán

7.  Chi phí thuê nhân viên

Chủ quán cần cân nhắc số tiền mà quán cần phải bỏ ra để chi trả lương nhân viên hàng tháng (nhân viên phục vụ, bảo vệ, pha chế, thu ngân…). Số tiền này sẽ chiếm một phần khá lớn trong tổng chi phí cần chuẩn bị.

Các khoản chi phí này luôn có sự biến động. Vì vậy, chủ quán cần phải tính toán trước để có thể chủ động trong việc chi trả các khoản lương, thưởng cho nhân viên. Một điểm cần lưu ý là khi quán cafe của bạn mới đi vào hoạt động có thể chưa có nhiều khách hàng, lượng khách hàng chưa ổn định, vì vậy bạn chỉ cần dự trù trả lương cho nhân viên trong khoảng 2 đến 3 tháng đầu tiên.

mo quan cafe

Sau khi quán cafe bắt đầu đi vào hoạt động, chủ quán cần chuẩn bị một khoản kinh phí đủ để trả lương cho nhân viên trong 2 đến 3 tháng đầu tiên khi quán chưa có lượng khách hàng ổn định, nguồn thu ổn định.

8.  Chi phí marketing

Marketing là tất cả các hoạt động nhằm tiếp thị sản phẩm tới khách hàng đồng thời xây dựng và phát triển thương hiệu. Hoạt động này đồng nghĩa với truyền thông, quảng bá hình ảnh của quán tới khách hàng nhằm tạo ra sự tương tác giữa hai bên.

Chi phí marketing được cho là tương đối cao, vì vậy các chủ quán cần phải định hướng cụ thể và rõ ràng về dịch vụ, đối tượng khách hàng và mục tiêu quảng cáo. Tuy nhiên, đối với quán cafe nhỏ và đã hướng tới đối tượng khách hàng cụ thể thì đây là sự lựa chọn hoàn hảo với mức chi phí tiết kiệm nhưng vẫn tạo ra được sự tương tác với khách hàng.

mo quan cafe

Chủ quán cafe cần chú ý đầu tư marketing để thu hút khách hàng

9.  Chi phí duy trì quán

Ngoài các khoản đầu tư ban đầu, chủ quán cũng cần phải có một khoản chi phí để đảm bảo duy trì hoạt động của quán cho đến khi có lãi. Đây cũng là một khoản chi phí khá quan trọng trong những tháng đầu tiên chưa có doanh thu ổn định.

Đây là khoản chi phí để “dành” phòng những trường hợp bất trắc có thể gặp phải. Dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể sử dụng số vốn này cho tới khi quán đi vào hoạt động ổn định hơn.

mo quan cafe

Chủ quán cần dành một khoản tiền để có thể duy trì hoạt động của quán cafe ít nhất trong 3 tháng

10. Chi phí phát sinh khác

Khi mở quán cafe sẽ có rất nhiều khoản phát sinh. Mặc dù đã có sự chuẩn bị, tính toán kỹ lưỡng nhưng cũng không thể lường trước hết các khoản phát sinh như thiết bị hỏng hóc,.. Các chủ quán cần phải dư ra một số tiền để đề phòng cho những trường hợp cần thiết.

Các khoản chi phí hàng tháng phát sinh cũng không dự tính trước được bởi nó sẽ thay đổi theo thời điểm cụ thể và phụ thuộc vào sự biến động của thị trường. Vì vậy, bạn hãy chủ động để ra một khoản tiền để dành cho việc giải quyết những vấn đề phát sinh có thể xảy ra.

mo quan cafe

Bạn cần chuẩn bị một khoản tiền nhất định dành cho các khoản chi phí phát sinh

Tham khảo :

[Set Up Quán Cafe] 9 Bước Đầy Đủ Từ A – Z Cho Người Mới

[Từ A – Z] Kinh Nghiệm Mở Quán Cafe Cho Người Mới Bắt Đầu

Chi phí cần để mở các quán cafe điển hình

  • Chi phí mở quán cafe bình dân ước tính khoản trên dưới 100 triệu đồng (để mở và duy trì quán trong những tháng đầu tiên). Chi phí này bao gồm thuê mặt bằng, thiết kế, trang trí, nguyên vật liệu, chi phí pháp lý và duy trì quán. Nếu việc kinh doanh gặp thuận lợi, rất nhanh chóng sau đó chủ quán có thể thu hồi vốn.
  • Chi phí mở quán cafe nhỏ với chưa đến 100 triệu đồng. Sau đó, tùy thuộc vào kết quả kinh doanh mà chủ quán có thể trang bị thêm máy móc thiết bị và trang trí thêm quán của mình…
  • Chi phí mở quán cafe sân vườn cần khoảng 500 triệu đồng mới có thể duy trì được hoạt động kinh doanh trong những tháng đầu.
  • Chi phí mở quán cà phê sách cần khoảng 200 đến 250 triệu đồng.
  • Chi phí mở quán cà phê bóng đá cần khoảng từ 150 đến 200 triệu đồng.

mo quan cafe

Rủi ro có thể gặp phải khi mở quán cafe

Cũng giống như bất kỳ loại hình kinh doanh nào khác, việc mở quán cafe cũng tiềm ẩn những rủi ro mà bạn cần lường trước, cụ thể:

  • Mô hình kinh doanh cà phê bạn chọn bị bão hòa, khó cạnh tranh với những thương hiệu lớn trong khu vực.
  • Sự cố về an toàn vệ sinh thực phẩm như đồ uống có vật thể lạ, mùi vị lạ…
  • Thái độ nhân viên tạo ấn tượng xấu với khách hàng.

Để giải quyết các vấn đề này cần thực hiện các giải pháp như sau:

  • Lựa chọn những mô hình kinh doanh độc đáo, lạ, ít được quan tâm đầu tư
  • Kiểm soát nghiêm ngặt các vấn đề từ nguyên liệu đầu vào có chất lượng đến quy trình chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Xây dựng quy trình phục vụ và chăm sóc khách hàng cho nhân viên theo nguyên tắc chuyên nghiệp, rõ ràng.

mo quan cafe

Những ý tưởng kinh doanh cafe độc đáo

1.  Quán cafe Container

Ý tưởng mở quán cà phê này được phát triển bởi những người có đam mê kinh doanh cafe tại một số tỉnh ở nước ta. Thay vì phải đầu tư một số vốn lớn để thuê mặt bằng và trả tiền hàng tháng, nhiều bạn trẻ đã quyết định xây dựng quán cafe sử dụng những container cũ, sau đó trang trí lại với đầy đủ tiện nghi.

Thực tế, khách hàng đã tìm đến những quán cafe này bởi sự tò mò về không gian mới lạ, bên cạnh đó họ cũng đã “chán” những quán cafe phong cách cũ, tìm đến những quán mới mẻ sẽ mang lại nhiều hứng khởi hơn.

Kinh doanh quán cafe Container mang đến nhiều lợi ích. Đầu tiên là thương hiệu sẽ đập ngay vào mắt khách hàng bởi chính hình thức trang trí ngoài. Ngoài ra, chi phí đầu tư cũng thấp, dễ dàng thay đổi di chuyển địa điểm và thu hút được nhiều người tò mò ghé quán.

mo quan cafe

Hình ảnh mô hình quán cafe Container

2.  Cafe dạo

Chắc hẳn ai trong số chúng ta đều không còn lạ lẫm với những gánh hàng rong, những chiếc xe đẩy bán hàng dạo… đó là phương thức mưu sinh của người dân không có nhiều tiền để mở tiệm, quán bán hàng như những người khác. Cũng vì vậy mà nhiều người nghĩ rằng sẽ vất vả cơ cực mà chẳng lãi lời được bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu kiên trì và đầu tư vào chất lượng sản phẩm thì đây lại là ý tưởng kinh doanh cafe sáng tạo mà vẫn có nguồn thu nhập ổn định.

Với giá bán chỉ khoảng 10.000 đồng/cốc cà phê sẽ rất dễ bán. Mỗi ngày pha khoảng 1kg cà phê được khoảng 200 cốc, nhẩm tính nếu mỗi ngày bán hết có thể thu về đến 2 triệu đồng. Vào những ngày lễ thì con số này có thể tăng lên gấp đôi. Chỉ với xe cà phê dạo thì đây là con số đáng mơ ước rồi.

Cafe dạo không tốn nhiều chi phí đầu tư vì vậy cần quan tâm đến chất lượng để thu hút được khách hàng thân thiết

3.  Cafe mang đi

Cafe mang đi cũng là một ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Nếu biết cách làm đúng sẽ có thể thu được lợi nhuận hấp dẫn.

Cũng như hình thức cafe dạo, kinh doanh cafe mang đi sẽ không tốn chi phí đầu tư lớn để mở quán và trang trí lộng lẫy, chỉ cần một quầy cafe nhỏ trên xe đẩy là đã có thể bắt đầu kinh doanh được rồi.

Một số yếu tố quan trọng để kinh doanh cafe mang đi thành công:

  • Tốc độ: Khách hàng mua cafe mang đi thường có ít thời gian nên tốc độ của người bán là yếu tố quyết định sự thành công. Hãy cố gắng giao ly cafe đến tay khách hàng nhanh nhất có thể.
  • Chất lượng: Nếu muốn khách hàng quay lại lần sau thì phải đầu tư cho chất lượng cafe. Hãy luôn đảm bảo sử dụng những nguyên liệu chất lượng, có xuất xứ rõ ràng để giữ chân khách hàng đến với quán.
  • Bảo quản: Bán cafe mang đi nghĩa là sẽ không có cửa hàng, vì vậy các nguyên liệu cần đóng chai gọn gàng, sạch sẽ, bảo quản các nguyên liệu trong hộp kín, khô ráo…
  • Upsell: Ngoài bán cafe, có thể kết hợp bán thêm một số đồ ăn nhẹ cũng tiện mang đi như cupcake, sandwich…
  • Khuyến mãi: Thỉnh thoảng nên sáng tạo thêm những loại đồ uống mới bổ sung vào menu. Với mỗi loại sản phẩm mới, có thể giảm giá để khuyến khích khách hàng dùng thử.

mo quan cafe

Hình ảnh cafe take away

4.  Cafe sân vườn

Khác với những mô hình quán cafe khác, ý tưởng quán cafe sân vườn sẽ mang đến cho khách hàng không gian thiên nhiên thoáng đãng để thưởng thức cafe và trò chuyện với bạn bè.

Nhiều người nghĩ rằng cafe sân vườn sẽ cần một mặt bằng đủ rộng, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện với một diện tích nhỏ hơn nếu biết cách thiết kế tạo nên không gian ấm cúng, gần gũi và tạo nét riêng cho quán cafe của bạn.

Một số lưu ý khi mở quán cafe sân vườn là mong muốn của khách hàng khi đến quán được hòa mình với thiên nhiên, vì vậy quán phải được trang trí nhiều cây xanh, thiết kế, sắp xếp không gian thoáng đãng. Vì quán cafe sân vườn là không gian mở nên chủ quán còn cần nghiên cứu các phương án chắn nắng, mưa, bụi bặm cho quán.

mo quan cafe

Quán cafe sân vườn với diện tích không gian không quá lớn

5.  Cafe ngủ

Đa số các quán cafe hiện nay chỉ đáp ứng được nhu cầu nhỏ của khách hàng về địa điểm, đồ uống. Các quán vẫn kinh doanh theo hình thức cũ nên thường gây nhàm chán cho khách hàng.

Với giới trẻ, giới văn phòng, cuộc sống bộn bề công việc khiến họ thường căng thẳng mệt mỏi hơn nên thời gian nghỉ ngơi thường hạn chế. Họ có xu hướng tìm đến những nơi thư giãn, yên tĩnh để tận dụng khoảng thời gian nghỉ giữa giờ ít ỏi sau công việc.

Cafe ngủ là ý tưởng khá mới lạ với không gian nhẹ nhàng, bài trí theo phong cách Nhật cùng những gam màu ấm nóng và không gian yên tĩnh. Đây là sẽ sự lựa chọn của khách hàng hướng đến sự thoải mái, thư giãn. Đặc biệt, mô hình này có không gian riêng được bố trí dành cho những người muốn tận dụng khoảng thời gian ngắn để ngủ trưa.

Ý tưởng này hướng tới không chỉ phục vụ khách hàng về đồ uống mà còn phục vụ thêm các tiện ích khác như ngủ trưa và trong tương lai sẽ có thêm nhiều tiện ích hấp dẫn khác (matxa, ngâm chân, xông hơi…)

Với mục đích hướng tới cao nhất là chăm sóc giấc ngủ và sức khỏe cho mọi người, nhất là đối tượng nhân viên văn phòng – đây là ý tưởng được kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả lớn. Ý tưởng này hoàn toàn mới mẻ nhưng vẫn có khả năng phát triển hơn trong thực tế và thành công trong tương lai.

mo quan cafe

Hình ảnh mô hình quán cafe ngủ

6.  Cafe nhạc sống

Thật tuyệt vời nếu sau những giờ làm việc mệt mỏi được nhâm nhi cốc cafe và thưởng thức những bản nhạc du dương bên cạnh bạn bè, người thân. Vì vậy ý tưởng kinh doanh quán cafe nhạc sống ra đời.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều quán cafe nhạc sống bởi ý tưởng này được nhiều người lựa chọn song vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu ngày càng tăng của giới văn phòng.

Muốn quán cafe của mình có thể cạnh tranh được ngoài việc đáp ứng tất cả các yếu tố mà các quán cafe khác có còn phải tạo được nét riêng biệt, độc đáo cho quán mình. Có một số bí quyết để các bạn có thể tham khảo khi có ý tưởng mở quán cà phê nhạc sống như sau:

  • Đồ uống đa dạng và chất lượng: Quán cafe đương nhiên chất lượng đồ uống phải đảm bảo và đa dạng vì sẽ có những nhóm khách hàng đa dạng về độ tuổi, giới tính nên đồ uống cũng cần sự đa dạng. Ngoài ra thì quán cũng nên có một vài sản phẩm được coi là “thương hiệu” của quán.
  • View đẹp: Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của quán cafe hiện nay chính là view đẹp. Tâm lý khách hàng đến quán cafe là để thư giãn nên họ thường thích những không gian thoáng đãng, có tầm nhìn ra sông, hồ hoặc đường phố càng được ưa thích hơn.
  • Nhạc sống: Đây là điểm độc đáo của riêng mô hình quán cafe này. Chủ quán nên chọn cho quán mình một bản nhạc chính và thỉnh thoảng thay đổi bằng cách mời các ca sĩ, nhóm nhạc nổi tiếng đến quán. Mỗi khi có sự kiện nổi bật hoặc mời ca sĩ, quán nên dán tờ rơi hoặc thông báo trên mạng xã hội để khách hàng biết đến.

mo quan cafe

7.  Cafe bus

Đây là một ý tưởng kinh doanh độc đáo từ chiếc xe bus cũ đã tháo bỏ động cơ nhưng vẫn giữ nguyên các chi tiết đặc trưng của xe bus để tận dụng mở quán. Nội thất trong quán được thiết kế tùy theo sở thích, thẩm mỹ của chủ quán và đối tượng khách hàng mà quán hướng tới. Mô hình này rất thú vị, mới lạ, thu hút sự quan tâm của mọi người đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ.

Với nội thất đơn giản, không gian gần gũi, thoáng mát, thêm vài chậu hoa nhỏ gần cửa sổ và một chút rung nhẹ khi có người lên xuống xe cho khách hàng cảm giác đúng điệu của “bus cafe”.

Với giá cả cũng khá hợp lý, chỉ khoảng 20.000 đồng/ly đồ uống. Nhiều quán còn có thêm hoa quả hoặc các loại bánh để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

mo quan cafe

Mô hình bus cafe

8.  Cafe sách

Quán cafe sách sẽ là nơi gặp gỡ của những khách hàng yêu sách, dân trí thức và người kinh doanh hoặc các bạn sinh viên nữa… Để có thể biến ý tưởng này trở thành hiện thực thì chủ quán cần trang bị cho quán mình một kho sách phong phú như thư viện nhỏ vậy.

Khác với những mô hình kinh doanh khách, kinh doanh cafe sách không nhất thiết phải tìm một mặt bằng ở những vị trí đắc địa, đường lớn mà có thể mở quán tại các ngõ nhỏ để tận dụng không gian yên tĩnh hơn vì đa số khách hàng đến đều cần tập trung để đọc sách. Chỗ ngồi của quán cần thoải mái để khách hàng có thể chọn dựa lưng trên những chiếc nệm êm ái, vừa nhâm nhi cafe, vừa thả hồn vào những trang sách.

mo quan cafe

Hình ảnh ấm cúng của quán cafe sách

Mặc dù mở quán cafe đang là xu hướng kinh doanh hiện nay nhưng vẫn có những điểm cần lưu ý để duy trì và phát triển bền vững quán cafe của mình. Hãy lựa chọn mô hình quán cafe phù hợp với số vốn bạn có, quan tâm đến những thủ tục pháp lý cũng như đầu tư trang thiết bị và chuẩn bị các phương án để phòng ngừa các rủi ro có thể gặp phải. Hy vọng những thông tin trên đây Minh Tiến Coffee đã cung cấp sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn để áp dụng trong xây dựng và phát triển quán cafe của bạn trong tương lai.

Bài viết liên quan